Đan viện Thiên An – chốn “Đà Lạt” thanh bình giữa lòng xứ Huế

Photo of author
Trà My

#1. Giới thiệu khái quát về Đan viện Thiên An

1.1. Đan viện Thiên An ở đâu? Cách di chuyển đến Đan viện Thiên An

Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 10km, có khá nhiều con đường dẫn tới Đan viện tùy thuộc vào vị trí xuất phát của bạn. Tuy nhiên, nếu xuất phát từ trung tâm thành phố, bạn có thể chạy thẳng đường Điện Biên Phủ, tới cuối đường sẽ là ngã ba, bạn rẽ phải sang đường Lê Ngô Cát. Đi một đoạn thì rẽ trái vào đường Minh Mạng, con đường này sẽ đi qua Đàn Nam Giao nổi tiếng của Huế, bạn có thể dừng chân thăm quan tại đây. Từ đây, đi tiếp ctầm 2-3 km nữa là sẽ đến Đan viện Thiên An

Bạn có thể di chuyển đến Ddan viện bằng xe máy hay ô tô đều được. Ở đây có khu vực gửi xe nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm bắt đầu cuộc hành trình chinh phục Đan viện Thiên An Huế. Từ đây, sẽ có 2 lối đi lên: lối đi bậc thang và lối đi dốc. Theo kinh nghiệm du lịch Thiên An của dân phượt chính hiệu, bạn nên đi lên bằng bậc thang và đi xuống bằng lối đi dốc để không bỏ lỡ bất kỳ một góc nào nơi đây.

dan-vien-thien-an-01-min(Ảnh: Tourbanahills.vn)

1.2. Lịch sử hình thành Đan viện Thiên An

“Thiên An” có nghĩa là sự bình an của trời. Lịch sử nơi đây gắn liền với những câu chuyện đặc biệt. Xuất hiện lần đầu tiên từ năm 520, Dòng Biển Đức được thành lập bởi thánh Biển Đức. Năm 1935, Đan viện Biển Đức đầu tiên của Việt Nam chính thức được xây dựng tại Đà Lạt. Đến 4/1938, cha Dom Romain Guilauma được cử sang Việt Nam để tiếp quản đan viện ở Đà Lạt. Sau một thời gian sinh sống tại đây, ông nhận thấy Đà Lạt là vùng đất hiếm ơn gọi. Do đó, ông cùng đan sĩ của mình xây dựng một đan viện khác tại đồi Thiên An, Huế với tên gọi đầy đủ là Đan viện Biển Đức Thiên An. Và cho đến nay, người ta thường nhắc đến nơi đây với cái tên Đan viện Thiên An.

#2. Những điểm thu hút khách du lịch đến với Đan viện Thiên An

2.1. Khám phá kiến trúc độc đáo

Là công trình Công giáo đặc biệt sở hữu những kiến trúc mang phong cách Á Đông, Đan viện Thiên An Thừa Thiên Huế chắc chắn sẽ khiến bạn choáng ngợp với sự giao thoa Đông – Tây đầy lôi cuốn. Dấu ấn đậm nét nhất về sự kết hợp tinh tế ấy chính là sự xuất hiện của kiến trúc chùa được thể hiện trên tòa tháp nằm nên phải nhà nguyện. Thoạt nhìn không khác ngồi chùa Thiên Mụ nổi tiếng tại Huế. Dù đã trải qua nhiều lần cải tạo do nhưng đan viện vẫn giữ gìn được nét kiến trúc độc đáo của mình.

Đan viện Thiên An là công trình tu viện Công giáo đặc biệt, có lịch sử khá lâu đời và là nơi sinh hoạt cho những tu sĩ. Mỗi ngày, họ sẽ dành phần lớn thời gian để cầu nguyện và đọc kinh tại nhà nguyện. Không gian nhà nguyện toát lên vẻ vô cùng tôn nghiêm, với tượng Chúa Jesus được đóng đinh trên thập giá, lối đi ở giữa, hai bên là dãy ghế cho các đan sĩ ngồi đọc. Mặc dù trải qua nhiều lần tu bổ do sự tàn phá của chiến tranh nhưng đến nay, những kiến trúc của Thiên An đều được gìn giữ, mang vẻ rất riêng của sự giao thoa giữa 2 nền văn hóa Á – Âu.

dan-vien-thien-an-02-min(Ảnh: Vinwonders.com)

2.2. Tận hưởng không khí trong lành, check – in rừng thông siêu đẹp

Nằm trên đồi thông Thiên An, hành trình đến thăm Đan viện Thiên An bạn sẽ có có cơ hội trải nghiệm vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên nơi đây. Những hàng thông cao, xanh mướt tạo ra nên một không khí mát mẻ, trong lành sẽ khiến bất cứ ai tìm đến nơi đây có cảm giác nhẹ nhàng, thư thái.

Nằm ở vị trí khá cao, lại được bao bọc bởi nhiều cây xanh nên không khí tại đây tương đối mát mẻ, thoáng đãng và rất đỗi bình yên. Vẻ đẹp trữ tình, lãng mạn nơi đây được ví như sự dịu dàng, đằm thắm của người con gái xứ Huế. Hai bên con đường dẫn lối vào Đan viện Thiên An được bao bọc bởi rừng thông xanh ngát vừa thơ mộng vừa lãng mạn chẳng khác gì một “Đà Lạt” thu nhỏ giữa xứ Huế. Chính vì thế, nơi đây trở thành địa điểm check in “sống ảo” lý tưởng của du khách. Đồng thời cũng là background chụp hình cưới lãng mạn để đời của nhiều cặp đôi.

dan-vien-thien-an-03-min(Ảnh: Thuathienhue.com.vn)

dan-vien-thien-an-04-min(Ảnh: Anhieuwedding.com)

2.3. Tham gia các buổi lễ tại nhà nguyện Đan viện

Một trải nghiệm không nên bỏ lỡ khi tới đan viện chính là tham dự vào các buổi lễ tại nhà nguyện. Giờ lễ đan viện Thiên An thường bắt đầu vào 7h:25 sáng ngày thường và 5h:25 vào sáng chủ nhật.

Khi tham gia vào các buổi lễ, tâm hồn bạn sẽ yên bình, sâu lắng hơn bao giờ hết. Mọi lo âu, muộn phiền trong cuộc sống sẽ được gỡ bỏ mỗi khi những tiếng chuông nhà thờ ngân vang.

#3. Một số lưu ý khi đến thăm Đan viện Thiên An

Để đảm bảo có một chuyến đi trọn vẹn và tận hưởng không gian mát lành, yên tĩnh của Đan viện, hãy nhớ bỏ túi một số lưu ý dưới đây nhé:

  • Vì Đan viện không ở trung tâm thành phố Huế. Nếu tự di chuyển, bạn nên chủ động tìm hiểu kĩ tuyến đường để tránh lạc đường.
  • Đừng quên sạc đầy pin điện thoại hoặc mang theo máy ảnh để tha hồ check – in “sống ảo” với khung cảnh như thơ của nơi đây nhé.
  • Đảm bảo trang phục quần áo kín đáo và lịch sự để phù hợp với khung cảnh uy nghiêm nơi đây. Ngoài ra, bạn có thể đem thêm quần áo khác để chụp hình với đồi thông Thiên An siêu xịn nhé.
  • Đan viện Thiên An là một công trình tôn giáo nên bạn cần chú ý về lời nói, di chuyển nhẹ nhàng tránh gây ảnh hưởng tới người xung quanh và không gian tĩnh lặng vốn có.
  • Không xả rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến quan cảnh và môi trường xung quanh.

dan-vien-thien-an-05-min(Ảnh: buinhan0810)    

#4. Một số quán cafe gần Đan viện Thiên An

4.1. Tiệm Cafe Bao Báp

“Không gian yên tĩnh, thích hợp cho những ai thích rời xa thành phố đến trải nghiệm không gian lấy lại cân bằng rồi quay trở về nhà. Menu đầy đủ với những món khá quen thuộc nhưng chất lượng.” – (Bach Tran, Google Maps, 12/2022)

“Quán cà phê có kiểu thiết kế khá giống các quán cà phê ở các làng nghệ thuật ở Chiang Mai. Thiết kế lạ mắt so với các quán cà phê hiện có ở Huế. Không gian mở thoáng đãng, có mái che nên không sợ nắng nóng. Đồ uống cũng đa dạng, trình bày khá xinh. Mình uống trà thì thấy hơi ngọt. Đường đi nếu tính từ trung tâm thành phố Huế là khoảng 6km. Với dân địa phương thì địa chỉ quán cà phê như vậy cũng tính là khá xa.” – (Hanh Nguyen Hoang, Google Maps, 2022)

“Quán không gian đẹp, thoáng mát. Nơi rất phù hợp để chụp ảnh checkin. Nên một lần đến để có cảm giác không gian thoải mái mát mẻ. Đồ uống trang trí đẹp, vị cà phê ngon nhưng mình uống cf sữa sài gòn thì hơi ngọt, nếu giảm bớt sữa thì sẽ okie hơn nhé. Tổng thể thì vẫn rất okie, vote ủng hộ quán.” – (HH Hien, Google Maps, 2022)

dan-vien-thien-an-06-min(Ảnh: Tiệm Cafe Bao Báp)

4.2. Hill Garden Coffee & BBQ

“View đẹp,đồ ăn thức uống ngon mà giá quá chi là ok. Nhà hàng đơn giản nhưng đáp ứng đầy đủ cho khách quốc tế.” – (Huy Trần, Google Maps, 4/2023)

“View cực chill, hoà mình với thiên nhiên, đồ ăn ngon, phục vụ tận tình chu đáo.” – (Nhi Tuyết, Google Maps, 4/2023)

” View chill, đồ ăn khá ngon nhưng đồ uống giá hơi cao. Mình chấm 3/5 sao” – (Linh, TP. Huế, 5/2023)

dan-vien-thien-an-07-min(Ảnh: Hill Garden Coffee)

4.3. Hiên Cà Phê

“Quán Hiên tuy nhỏ nhưng không gian quá tuyệt, đồ uống hoàn hảo. Quán không hề xô bồ đem lai cảm giác thật bình yên cho mình. Có dịp nhất định sẽ ghé quán lại.” – (Tuân Hoàng Ngọc, Google Maps, 6/2023)

“Quán nằm ở ngã ba đường Khải Định và đường Thủy Tiên (đường dẫn vào hồ Thủy Tiên). Không gian quán không rộng lắm, có chỗ ngồi trong nhà (không điều hòa) và ngoài sân vườn (không có mái che nhưng có trồng cây che nắng). Quán trang trí theo phong cách hoài cổ (vintage). Quán sử dụng đa số là bàn ghế loại thấp. Quán có bán Cà phê, Trà, Trà sữa, Nước ép, Sữa chua. Mình có gọi thử món Bạc Xỉu Muối, cảm nhận chung là uống được, vị hơi lạt. Một ly Bạc Xỉu Muối giá 35k, chấp nhận được so với chất lượng, không gian và địa điểm của quán (thật sự là khó kiếm được quán nào tốt hơn ở xung quanh). Quán tính tiền trước, phục vụ sau. Quán phù hợp đi cá nhân hoặc theo nhóm 2-4 người. Quán phù hợp để trò chuyện, đọc sách và chụp ảnh check-in. 🕛 Bài đánh giá được viết sau khi ghé quán ngày 01/5/2023.” – (Võ Minh Nhật, Google Maps, 5/2023)

dan-vien-thien-an-08-min(Ảnh: Hiên Cà Phê)

4.4. Tiệm cà phê Nhà Gỗ

dan-vien-thien-an-09-min(Ảnh: Tiệm cà phê NHÀ GỖ)

Trà My